3 thg 3, 2011

I + G

I + G
(Disodium 5' inosinate + Disodium 5' guanylate)

  • Thành phần: 50% IMP + 50% GMP
  • Độ tinh khiết: 99-101%
  • Trạng thái: Bột màu trắng, mịn
  • EU code: E 627, E631
  • Đóng gói: gói 1kg/bao PE/thùng carton 10kg, hoặc thùng carton 10kgs
  • Hạn sử dụng: 5 năm.
  • Tiêu chuẩn: Thực phẩm
  • Công dụng: tạo vị thực phẩm
CÁCH SỬ DỤNG I+G:

* I+G là gì:
I+G là chất tạo vị trong thực phẩm, khi sử dụng chung với bột ngọt theo tỷ lệ khoảng 30% / tổng lượng bột ngọt, hỗn hợp có thể cho độ ngọt từ 3 - 6 lần so với chỉ sử dụng bột ngọt (MSG - Monosodium Glutamate). Do đó, có thể gọi nó là "siêu bột ngọt".

VÍ DỤ:

GIẢ THIẾT:
  • 1kg MSG giá 40.000 vnd
  • 1kg I+G giá 380.000 vnd

  • 100 lít nước mắm sử dụng 1kg MSG.
    (Ngọt vừa đủ cho 100 lít nước mắm: ngọt 1 lần)

  • I+G cần sử dụng là: MSG + 30% * MSG (30% tổng lượng bột ngọt)
CÁCH 1: CHỈ SỬ DỤNG BỘT NGỌT (MSG)
  • 100 lít nước mắm cần 1kg MSG: 40.000 vnd
  • 600 lít nước mắm cần 6kg MSG: 240.000 vnd
CÁCH 2: SỬ DỤNG HỖN HỢP MSG và I+G
  • Từ lượng bột ngọt ở cách 1, ta thêm I+G với tỷ lệ 30% là 300g I+G
  • Ta có hỗn hợp có giá thành sau:
  • 1kg MSG: 40.000 vnd
  • 300g I+G: 114.000 vnd
  • Tổng giá thành hỗn hợp: 154.000
Do hỗn hợp I+G và MSG có độ ngọt 6 lần so với bột ngọt, vì vậy, hỗn hợp trên ta sẽ sử dụng để sản xuất 600 lít nước mắm giá 154.000 vnd.


HIỆU QUẢ VỀ SỬ DỤNG I+G giữa cách 1 và cách 2 đã rõ!


SỰ GIỐNG NHAU, KHÁC NHAU GIỮA I+G và MSG
  • GIỐNG NHAU: đều là chất tạo vị thực phẩm.
  • KHÁC NHAU:
  1. BỘT NGỌT có thể thay thế I+G, còn I+G thì không thể
  2. BỘT NGỌT có thể sử dụng mà không cần I+G, trong khi I+G thì không thể sử dụng mà thiếu bột ngọt.
  3. I+G sử dụng dựa trên lượng bột ngọt, trong khi bột ngọt sử dụng dựa vào tay... nhà sản xuất.
  4. GIẢM chi phí sản xuất khi sử dụng I+G
Thông tin trên chỉ mang tính tham khảo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét